Attack on Titan - Tận Thế Của Nhân Loại Hay Góc Khuất Của Thế Chiến

tháng 1 26, 2022

1. Những "hạt bụi vàng" làm nên "Bông hồng vàng".

- Là một bộ manga có sức ảnh hưởng lớn, AoT không những được đánh giá cao về chất lượng hình ảnh mà còn về độ sâu và sự mới lạ, từ đó định hình cốt truyện trong tâm tưởng người thưởng thức.

Dạo đầu, bạn đọc có thể nhận ra motip quen thuộc của hầu như những manga cùng thể loại Action: Motip anh hùng giải cứu thế giới. Tuy nhiên, bởi trước đó AoT đã được đặt nền móng từ bối cảnh điêu tàn, với sự xuất hiện của Titan, với tình trạng nhân loại gần như bị tuyệt chủng, với những trang phục và công cụ chiến đấu không pha lẫn cùng những công nghệ hiện đại, đặc biệt là khoảng thời gian không có dấu vết của tương lai. Xuất phát từ việc dựa nhiều vào các diễn biến lịch sử có thật, dường như tác giả đã quay ngược thời gian về quá khứ và kết hợp với bối cảnh độc lạ mang tính chất chính trị để tạo ra một cốt truyện hoàn toàn mới. Vấn đề này càng đến gần với đại kết cục càng bộc lộ rõ bản chất chính trị khác xa với những tác phẩm cùng loại.

Vậy, đó sẽ là dáng hình mới của nhân loại hay cánh chim "tự do" trên bầu trời?

- AoT được bố trẻ dựng lên một khung xương với bố cục hoàn hảo và rất kỳ công, các sự kiện nối tiếp nhau một cách mềm mại và uyển chuyển, hợp logic, tỉ mỉ và vừa đủ; mỗi chi tiết xuất hiện trong manga đều không dư thừa, từ những con số đến từng nhân vật, hay ngay cả tiêu đề của từng chap đều mang những mục đích.

- Hệ thống những nhân vật làm nên thành công của tác phẩm. Như: Quốc trưởng Eren Jaeger, Levi Ackerman, Mikasa Ackerman, Annie Leonhart, Erwin Smith, Reiner Braun, Sasha Braus, Jean Kirstein, Armin Arlert… Mỗi nhân vật đều được khắc họa như một bản ngã riêng biệt đầy sống động, tư tưởng không rập khuôn. Từ đó, tạo nên một hệ thống nhân vật mang đặc sắc thời đại Titan.

- Càng về sau bộ truyện, AoT càng bộc lộ rõ tình chất của thể loại chính trị, đây có thể coi là những chap gây khó hiểu nhất đối với bạn đọc. Nhưng chính yếu tố chính trị lại là nhân tố tạo nên đặc sắc riêng của AoT, góp phần thể hiện tính nhân học và hoàn thành thiên chức của nghệ thuật.

- Những cú plot twist khiến dân tình ngã ngửa.

Là một bộ manga ăn khách, không ít độc giả cho rằng là AoT sẽ đi theo hướng anh hùng giải cứu thế giới, chúng ta ngóng chờ từng chặng đường với hy vọng nhân loại sẽ được cứu rỗi. Tuy nhiên với một cú plot twist đầy ngoạn mục đã thay đổi hoàn toàn quan điểm của cả nhân vật lẫn người đọc.
Ngỡ như Titan là loài sinh vật khác biệt với con người, chém chém giết giết một vòng lại hóa ra nhân loại tự diệt mình.
Ngỡ như nhân loại đang trên bờ tuyệt chủng lại hóa ra mình bị thế giới cô lập và dè chừng.

Từ những chiến binh dũng mãnh chống chọi với quái vật để giành lại thời đại loài người bỗng chốc trở thành ác nhân giáng tai họa cho nhân loại, gieo rắc nỗi khiếp sợ vào tâm trí dân chúng bên kia con sóng.

Những thật thật giả giả chen lấn, những đúng sai vô định. Ai mới là ác nhân, còn ai mới thật sự là nạn nhân, một từ “phán xét” lại rất khó nói, chẳng qua cũng chỉ là định kiến một chiều và chẳng qua cũng chỉ là lời biện hộ của chấp niệm khó dứt.

- Cuối cùng là phải kể đến tình yêu bi thương của Eren và Mikasa. Đó là một tình yêu thuần khiết giữa cô gái dành cả thanh xuân để yêu và chàng trai luôn thầm thương, bảo vệ nàng “𝐷𝑎̂̃𝑢 𝑐ℎ𝑜 𝑐𝑜́ đ𝑎́𝑛ℎ đ𝑜̂̉𝑖 𝑏𝑎̂́𝑡 𝑐𝑢̛́ 𝑔𝑖𝑎́ 𝑛𝑎̀𝑜, 𝑡𝑜̂𝑖 𝑣𝑎̂̃𝑛 𝑠𝑒̃ 𝑙𝑢𝑜̂𝑛 𝑏𝑒̂𝑛 𝑐𝑎̣𝑛ℎ 𝑣𝑎̀ 𝑏𝑎̉𝑜 𝑣𝑒̣̂ 𝑒𝑚”. Bất cứ giá nào, bao gồm cái giá phải trả bằng tính mạng của mình. Nhưng đến cùng vẫn là một tình yêu chưa một lần “𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢̛́𝑐”.


2. Nguồn cơn của "diệt chủng".

Trước khi đi vào chủ đề chính của luận điểm này thì có lẽ chúng ta phải làm quen với một số ân oán trên yang lake giữa Do Thái và Đức Quốc Xã trước - sau Thế chiến.

- Tư bản chủ nghĩa ghét Cộng sản chủ nghĩa là một sự thật không thể đảo ngược, đương nhiên Đức cũng vậy. Mà Chủ nghĩa cộng sản bắt đầu nổi lên từ 𝐶𝑎́𝑐ℎ 𝑚𝑎̣𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑀𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑁𝑔𝑎 và trở thành một hệ thống trên thế giới, phá tan sự thống trị của chủ nghĩa tư bản và xiềng xích của chủ nghĩa Đế quốc trong Đệ nhất thế chiến.

Cách mạng tháng Mười Nga với sự dẫn dắt của Đảng Bôn-sê-vích mà đại diện là Lênin cùng một số đầu não thuộc thế hệ trước đó như: Mác và Ăng-ghen, Trotsky, tới Borodine, Litvinov (ngoại trưởng), Yagda (trùm mật vụ)... đa số đều là người Do Thái. Họ len lỏi vào quân đội Đức để truyền bá tư tưởng CNXH, dân Đức lo sợ Cách mạng Bôn-sê-vích sẽ lan sang Đức và Tây u,... nên đã chống lại và Đức Quốc Xã đã đứng ra nhận trách nhiệm của dân Đức.


- Hitler và nhiều người Đức tin rằng Đức bị thua Đệ Nhất thế chiến 1914 - 1918, là do bọn tả phái, Cộng sản, tự do (liberal) quá khích gây ra mà chủ yếu nhóm người này là người Do Thái. Do đó, năm 1923 Hitler đã tiến hành đảo chính và thất bại, chịu án tù 5 năm.

- Sau Thế chiến I, kinh tế Đức bị lạm phát, đến năm 1923 nhờ vay tiền của Mỹ nền kinh tế tạm thời phục hồi. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng thừa năm 1929 nổ ra trên toàn thế giới, món nợ ngày nào của Đức bị Mỹ đòi lại, kinh tế Đức tiếp tục chịu khủng hoảng. Đến năm 1933, khi Hitler lên làm Thủ tướng, số người thất nghiệp đã lên đến 6 triệu 100.000 người. Do đó, Hitler tiếp tục đổ tội cho người Do Thái vì ra uy với Đức Quốc Xã mà lạm dụng khủng hoảng.

- Người Do Thái ít hoạt động chính trị nhưng có ưu thế về kinh tài, báo chí điện ảnh, khoa học giáo dục… khiến dân bản địa ghen ghét, dù sống ngàn năm ở Châu Ấu song không chịu hội nhập với dòng văn hóa chính, thậm chí còn mâu thuẫn với Thiên Chúa giáo và Công giáo. Mà Hitler từng làm phục lễ trong nhà thờ Công giáo, và… chuyện gì đến cũng phải đến thôi.

- Hitler từng yêu một cô gái người Munich nhưng bị bỏ và đi theo một anh Do Thái và có bầu, có lẽ đây cũng là lý do mà Hitler sau này phải sát nhập bằng được Munich vào nước Đại Đức chăng. Hơn thế, xét về gia phả Hitler cũng mang trong mình dòng máu Do Thái, nhưng cả ông nội và bố ruột đều không tử tế. Sau này, mẹ Hitler chết do ung thư nhưng ông này lại đổ tội cho bác sĩ người Do Thái không chữa lành được.

- Hitler từng bị đánh trượt khỏi trường Mỹ thuật Vienne và ông gán tội cho ban giám khảo của trường, trong khi ông là người không vẽ được hình người.

Tóm lại, Hitler cực kì ghét Do Thái, có thể nói là một mối quan hệ Thề không đội trời chung. 


3. Những nguyên mẫu của AoT

- 𝑁𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝐸𝑙𝑑𝑖𝑎 𝑜̛̉ 𝑛𝑔𝑜𝑎̀𝑖 𝑡𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ - 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝐷𝑜 𝑇ℎ𝑎́𝑖.
Người Eldia phải đeo băng tay hình ngôi sao, ở trong trại tập trung Liberio, bị thế giới e sợ và coi là quái vật có âm mưu làm bá chủ thế giới. Trong thực tế, người Do Thái trong Đệ Nhị thế chiến chịu sự kiểm soát của Đức Quốc Xã, họ cũng phải đeo băng tay có hình ngôi sao David, ở trong trại tập trung, bị diệt chủng trên diện rộng do bị ghét bỏ bởi những quan điểm người Do Thái sẽ thống trị thế giới qua hệ thống ngân hàng, tài chính.

- 𝑁𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝐸𝑙𝑑𝑖𝑎 𝑜̛̉ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ – Đ𝑢̛́𝑐 𝑄𝑢𝑜̂́𝑐 𝑋𝑎̃, Đế quốc Nhật. Đế chế Eldia từng một thời thét ra lửa sau khi thua trận phải thu mình vào một góc đảo nhỏ có rất nhiều điểm tương đồng với sự kiện Đức Quốc Xã và Đế quốc Nhật thua trận ở sau Thế chiến II và bị giới hạn về quân sự. Trong khi Đức đã được phép vũ trang như một phần của phe NATO chống lại Liên Xô trong Chiến tranh lạnh, thì tới nay Nhật Bản vẫn chưa được phép có lực lượng quân đội của riêng mình.

Thực chất, năm 1951 Nhật ký “Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật”, chấp nhận đứng dưới 𝒄𝒉𝒊𝒆̂́𝒄 𝒐̂ 𝒃𝒂̉𝒐 𝒉𝒐̣̂ 𝒄𝒖̉𝒂 𝑴𝒚̃ để giảm chi phí quốc phòng nhằm khôi phục kinh tế mới dẫn đến hiện trạng ngày nay Nhật Bản chỉ có lực lượng phòng vệ và không được phép tham chiến vào cuộc chiến tranh nóng.

Nội dung Attack On Titan sau khi biết về thế giới bên ngoài đã làm thêm một cú plot twist để chuyển thành Cuộc tranh luận giữa phe chủ chiến của phái Yeager (Floch, Yelena, Eren) và phe chủ hòa (Armin, Hange). Mâu thuẫn này có nhiều điểm giống với cuộc tranh luận về năng lực quân sự của Nhật Bản giữa các luồng quan điểm chính trị. Sau khi thua cuộc ở Đệ Nhị Thế Chiến, Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản, đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑣𝑖𝑒̂́𝑡 𝑏𝑜̛̉𝑖 𝑀𝑦̃, quy định nước này không được phép tham chiến. Hiện nay, một cách chính thức thì Lực lượng Tự vệ của Nhật Bản chỉ được phép phòng vệ mà không được tham gia chiến tranh.

- Đ𝑎̉𝑜 𝑃𝑎𝑟𝑎𝑑𝑖𝑠, 𝑙𝑢̣𝑐 đ𝑖̣𝑎 𝑀𝑎𝑟𝑙𝑒𝑦 – Đ𝑎̉𝑜 𝑀𝑎𝑑𝑎𝑔𝑎𝑠𝑐𝑎𝑟, lục địa châu Phi: Dù bối cảnh xã hội bên trong tường thành được lấy là nước Đức (Jaeger, Armin, Reiner,… đều là tên Đức), vị trí địa lý của đảo Paradis trong đời thực là đảo Madagascar, còn phần bản đồ lục địa Marley là bản đồ của châu Phi và Trung Đông đảo ngược.

- 𝐶ℎ𝑖𝑒̂́𝑛 𝑡𝑟𝑎𝑛ℎ 𝑀𝑎𝑟𝑙𝑒𝑦 – 𝐿𝑖𝑒̂𝑛 𝑚𝑖𝑛ℎ 𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 Đ𝑜̂𝑛𝑔 – 𝐻𝑎̉𝑖 𝑐ℎ𝑖𝑒̂́𝑛 𝐶𝑎̉𝑛𝑔 𝐿𝑢̛̃ 𝑇ℎ𝑢𝑎̣̂𝑛: Nguyên mẫu của trận chiến ở bến cảng giữa Marley và Liên minh Trung Đông là Hải chiến Cảng Lữ Thuận (1904) giữa Hải quân Nhật và Hải quân Nga. Đây là một trong những trận chiến quyết định tạo bước ngoặt chuyển mình của Nhật Bản từ một nước phong kiến thành một Đế quốc quân phiệt .

- 𝑇𝑟𝑎̣̂𝑛 𝑐ℎ𝑖𝑒̂́𝑛 𝑜̛̉ 𝐿𝑖𝑏𝑒𝑟𝑖𝑜 – 𝑇𝑟𝑎̣̂𝑛 𝑇𝑟𝑎̂𝑛 𝐶ℎ𝑎̂𝑢 𝐶𝑎̉𝑛𝑔.
Với nguyên mẫu tấn công địch bằng đường hàng không và sự giúp sức của nội gián, Trận Chân Châu cảng đã ép Đế quốc Mỹ phải bắt buộc tham chiến vào Đệ Nhị thế chiến. Cuộc chiến tranh 𝒑𝒉𝒊 𝒄𝒉𝒊́𝒏𝒉 𝒏𝒈𝒉𝒊̃𝒂 bùng nổ và lan rộng hơn bao giờ hết.

Với sự giúp đỡ của các gián điệp người Nhật trên đảo Hawaii, tiêu biểu là Takeo Yoshikawa, 6 tàu sân bay của Hải quân Nhật, mang trên mình hơn 350 máy bay, dưới sự chỉ huy của Đô Đốc Nagumo Chuichi, đã bất ngờ ném bom Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ neo ở đảo Hawaii. Trong truyện, Quân đoàn Trinh sát đã bay khinh khí cầu vào tấn công Liberio khi đó đang tập trung các lãnh đạo của thế giới bên ngoài, với sự giúp đỡ của các lực lượng nằm vùng như Eren, Zeke, Yelena. Cảnh Armin hóa khổng lồ hủy diệt hạm đội hải quân Marley gần như là screen-by-screen việc Hải quân Nhật ném bom Trân Châu Cảng.

- 𝑆𝑢̛́𝑐 𝑐ℎ𝑖𝑒̂́𝑛 đ𝑎̂́𝑢 𝑐𝑢̉𝑎 𝑑𝑜̀𝑛𝑔 ℎ𝑜̣ 𝐴𝑐𝑘𝑒𝑟𝑚𝑎𝑛𝑛 - 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑃ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 Đ𝑜̂𝑛𝑔 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑙𝑎̂́𝑦 𝑛𝑔𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑚𝑎̂̃𝑢 𝑡𝑢̛̀ 𝑆𝑢̛́𝑐 𝑚𝑎̣𝑛ℎ 𝑐𝑢̉𝑎 𝐻𝑎̉𝑖 𝑞𝑢𝑎̂𝑛 𝑁ℎ𝑎̣̂𝑡 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝐶ℎ𝑖𝑒̂́𝑛 𝑡𝑟𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑒̂́ 𝑔𝑖𝑜̛́𝑖 𝑡ℎ𝑢̛́ 𝐻𝑎𝑖. Có thể nói, trong thời kỳ chuyển mình của Đế quốc Nhật sau cải cách Minh trị, lục quân của quân đội Nhật đặc biệt phát triển mạnh nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia người Anh, … Do đó, không lạ gì khi hải quân Nhật có thể nhai đầu và gây náo loạn trong các trận tại Cảng Lữ Thuận và Trân Châu Cảng. Đồng nghĩa với sức chiến đấu vượt trội so với người khác của Levi, Mikasa, Kenny trong AoT.

Bên cạnh đó, một số nhân vật cũng được lấy nguyên mẫu từ đời thực như: Erwin Smith – Erwin Rommel, Dot Pixis – Yoshifuru Akiyama, Quốc trưởng thân yêu 𝑬𝒓𝒆𝒏 𝑱𝒂𝒆𝒈𝒆𝒓 𝒗𝒂̀ 𝒏𝒈𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝒎𝒂̂̃𝒖 𝒕𝒖̛̀ 𝑨𝒅𝒐𝒍𝒇 𝑯𝒊𝒕𝒍𝒆𝒓 - 𝒌𝒆̉ 𝒈𝒊𝒆𝒐 𝒓𝒂̆́𝒄 𝒄𝒂́𝒊 𝒄𝒉𝒆̂́𝒕 𝒄𝒉𝒐 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝒍𝒐𝒂̣𝒊 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 1939 - 1945.

Vậy, đã từng có ai tò mò về nguyên mẫu của Titan chưa. Có thể không chắc lắm nhưng khả năng cao Titan được lấy nguyên mẫu từ “Thuyết Ưu chủng”.

Thuyết này làm Quốc Xã và Hitler tin rằng 𝒈𝒐̂́𝒄 𝑨𝒓𝒚𝒂𝒏 - Đ𝒖̛́𝒄 𝒍𝒂̀ 𝒖̛𝒖 𝒄𝒉𝒖̉𝒏𝒈, và sự pha giống với Do Thái, với Ba Lan, với dân Slavics ( Nga) sẽ làm 𝒍𝒖̣𝒊 𝒃𝒂̣𝒊 𝒈𝒊𝒐̂́𝒏𝒈 Đ𝒖̛́𝒄. Do đó Quốc Xã giết Do Thái, Ba Lan, Nga, người đồng tình luyến ái homosexuals…Quốc Xã lại lập chương trình 𝒈𝒂̂𝒚 𝒈𝒊𝒐̂́𝒏𝒈 𝑨𝒓𝒚𝒂𝒏 𝒕𝒊𝒏𝒉 𝒓𝒐̀𝒏𝒈, gồm tóc bạch kim, mắt xanh cho các chiến sĩ trẻ, đẹp, như phi công, lấy các thôn nữ trẻ, khoẻ, mà họ cho là tiêu biểu của chủng Aryan (những đứa con của Hitler này, sinh ra khoảng 1940, trong các trại riêng, hiện còn sống một số ít), không pha trộn với giống khác.

Với thuyết này, ta có thể thấy một số điểm tương đồng với đặc điểm của Thủy tổ và Rung chấn, cũng như chi tiết người Marley chế tạo ra cái gì đó để biến người Paradis thành Titan á (quên mất tiu cái tên rồi). Tuy nhiên, trong manga có phần máu me hơn khi tác giả để ba người con của Ymir và sáu người khác ăn sống thịt của Ymir để xuất hiện chín Titan đặc biệt.

Đến kết cục cũng có phần giống với đời thực. Người Do Thái hiện tại chỉ còn một số ít và sống sót nhờ sự giúp sức của Mỹ, tồn tại với cái tên Nhà nước Israel. Mà mới đây thôi thời sự vẫn luôn đưa tin về cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Trong manga cũng chỉ còn một số nhân vật sống sót.


4. Góc khuất của thế chiến và giá trị của manga.

Attack on Titan không phán xét hay quy định đâu là đúng, đâu là sai. Vốn dĩ từ thuở chí kim, đúng sai chưa từng tách biệt độc lập với nhau, chúng tồn tại bổ trợ cho nhau, không gì là hoàn hảo, không ai hoàn toàn lương thiện cũng không ai hoàn toàn xấu xa, giống như mặt khuất của các nhân vật trong manga, họ đều có những câu chuyện riêng, có những lý do cho những hành động của mình.

Trong cái đúng sai lẫn lộn ấy, chúng ta phải biết rằng: Thế giới nghệ thuật không phải đời thực và đừng bao giờ đồng nhất đời thực với nghệ thuật. Tuy nhiên, nghệ thuật lại là lăng kính để phản ánh đời thực. Và có lẽ AoT chỉ muốn cất lên tiếng nói nhân đạo vì con người, vì cuộc sống hòa bình, “tự do” của loài người đáng được gìn giữ hơn bất cứ giá trị tư lợi nào khác trên đời.

Còn lại, AoT 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒑𝒉𝒂̉𝒊 𝒍𝒐̛̀𝒊 𝒃𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒉𝒐̣̂ 𝒄𝒉𝒐 𝑻𝒉𝒆̂́ 𝒄𝒉𝒊𝒆̂́𝒏 𝒉𝒂𝒚 𝒄𝒉𝒐 𝒕𝒐̣̂𝒊 𝒂́𝒄 𝒄𝒖̉𝒂 𝑷𝒉𝒂́𝒕-𝒙𝒊́𝒕, đó chỉ đơn giản là một bài học về sự “tự do” mà nhân loại có quyền hưởng, thay vì luôn đắm mình vào những tư thù cá nhân, hay những tội ác chiến tranh còn dư âm.

Giống như “tự do” mà Eren theo đuổi, đó không phải tự do ích kỷ của riêng Eren mà đó là 𝒕𝒖̛̣ 𝒅𝒐 𝒄𝒖̉𝒂 𝒕𝒐𝒂̀𝒏 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝒍𝒐𝒂̣𝒊, một thế giới hòa bình, không chết chóc, nơi mà người Eren yêu không cần cầm vũ khí trên tay.

Thật ra, một tác phẩm thành công là tác phẩm của đại đa số quần chúng, nó không còn là sản phẩm riêng của tác giả mà trở thành sản phẩm chung của dư luận. Để có thể tồn tại và tạo nên giá trị của bản thân thì tác phẩm đó phải được rèn qua phong ba của dư luận, chịu sự phán xét và đánh giá của dư luận. Do đó, cảm nhận như thế nào, ngộ được những bài học gì, đánh giá ra sao hoàn toàn nằm ở quan điểm của bạn đọc chứ chưa từng phụ thuộc vào suy nghĩ hay tư tưởng của tác giả.

Theo: #HamTruAn #Hạ_Vũ #HTArvManga #HTArvAnime
Hiển thị quảng cáo ở đây
Hiển thị quảng cáo ở đây